Cách tiêm filler môi: 07 bước thực hiện chuẩn Y khoa

Tiêm filler đang là một trong những phương pháp thẩm mỹ phổ biến giúp tạo nên những đường nét hoàn hảo cho gương mặt. Vậy cách tiêm filler môi như thế nào mới được xem là đạt chuẩn an toàn, chất lượng? Cùng theo dõi bài viết sau để tiêm filler môi an toàn, hiệu quả nhằm tạo nên vùng môi đẹp như ý bạn nhé!

Quy trình tiêm filler môi cơ bản ai cũng cần/ nên biết

Quy trình tiêm filler môi cơ bản ai cũng cần/ nên biết
Quy trình tiêm filler môi cơ bản ai cũng cần/ nên biết

1. Bước 1: Đặt lịch hẹn với bác sĩ

Lựa chọn tin tưởng các bác sĩ giàu kinh nghiệm với chuyên môn cao là điều cần thiết. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng môi hiện tại của bạn để đưa ra lời khuyên tiêm filler phù hợp cho bạn, đồng thời lựa chọn loại filler tương thích với cơ thể bạn.

Nên lựa chọn tư vấn từ các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn vững về tiêm filler, đặc biệt là filler môi
Nên lựa chọn tư vấn từ các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn vững về tiêm filler, đặc biệt là filler môi

Ngoài ra, các bác sĩ đã được đào tạo bài bản có thể tự tin thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ khuôn mặt. Không những vậy, họ còn biết cách xử lý các biến chứng có thể xảy ra trong và sau quá trình tiêm filler. Chính vì lý do đó, bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể tăng độ an toàn khi thực hiện, đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi tiêm filler môi.

Trong buổi hẹn với bác sĩ, bạn sẽ được tư vấn một số nội dung cơ bản như sau:

  • Kiểm tra sức khỏe: Việc kiểm tra sức khoẻ giúp các bác sĩ đánh giá được sức khoẻ của bạn hiện tại có đủ khả năng thực hiện tiêm filler hay không? Có bị dị ứng thành phần nào có trong filler hay không, từ đó đưa ra các điều chỉnh cho phù hợp với cơ thể bạn
  • Tư vấn dịch vụ: Ngoài kiểm tra sức khoẻ, khách hàng sẽ được tư vấn dịch vụ bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây:
    • Tại sao bạn lại mong muốn tiêm filler môi?
    • Hình dáng môi bạn mong muốn là gì?
    • Tiêm filler môi có những tác dụng phụ gì đối với sức khỏe con người
    • Bạn có đang sử dụng loại thuốc nào không? (bạn sẽ không được tiêm ngay nếu như uống các loại thuốc có khả năng làm loãng máu như dầu cá trước khi tiêm)
    • Bạn có bị dị ứng với các thành phần gây tê (như Lidocaine, Benzocaine,…)có trong kem bôi tê hoặc thuốc gây tê không?
    • Sau khi hỏi đáp cũng như tư vấn xong, bạn cần chụp ảnh thẻ để làm hồ sơ sức khỏe để chuẩn bị
  • Chốt lịch tiêm: Nếu bạn đã đủ điều kiện tiêm filler, bác sĩ sẽ chốt lịch tiêm filler môi với bạn.

Lưu ý khác: Ngoài việc chuẩn bị những câu hỏi bạn muốn tìm hiểu về tiêm filler môi, bạn cũng nên chuẩn bị một tinh thần thoải mái, thả lỏng. Tiêm filler chỉ có cảm giác châm chích nhẹ do các dòng chất filler đều chứa các thành phần gây tê, giúp khách hàng có thể thực hiện tiêm filler dễ dàng và nhanh chóng

2. Bước 2: Tẩy trang, làm sạch vùng môi

Tẩy trang, làm sạch vị trí môi trước khi tiêm cũng là một bước vô cùng quan trọng. Tẩy trang giúp vùng môi được sạch sẽ, giảm vi khuẩn hiệu quả, giúp việc tiêm filler sau đó có thể hạn chế nhiễm trùng tốt nhất (do các vi khuẩn phần lớn đã được rửa trôi theo dung dịch tẩy trang), đảm bảo an toàn trong và sau khi thực hiện filler không xảy ra biến chứng và đạt hiệu quả như mong muốn.

Tẩy trang sạch sẽ vùng môi giúp đảm bảo an toàn khi thực hiện tiêm filler
Tẩy trang sạch sẽ vùng môi giúp đảm bảo an toàn khi thực hiện tiêm filler

3. Bước 3: Gây tê vùng môi trước khi tiêm

Trước khi gây tê môi, cần xác định vị trí chính xác của vùng cần tiêm filler. Sau khi đã xác định và đánh dấu vị trí xong, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê bằng bằng kem bôi tê chứa Benzocaine, Lidocaine hoặc Tetracaine trong khoảng 15 phút để kem ngấm dần vào vùng da để gây tê tạm thời phục vụ cho quá trình tiêm filler,, không gây đau, châm chích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Gây tê môi bằng Lidocaine là loại phổ biến, được sử dụng nhiều trong các cơ sở thẩm mỹ hiện nay
Gây tê môi bằng Lidocaine là loại phổ biến, được sử dụng nhiều trong các cơ sở thẩm mỹ hiện nay

4. Bước 4: Sát khuẩn vị trí cần tiêm

Nhằm giúp vị trí cần tiêm được sạch sẽ, đảm bảo môi trường vô trùng, các bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn vị trí tiêm filler. Có 2 phương pháp các bác sĩ đang sử dụng phổ biến là điều trị bằng bông cồn 70 độ, cách thứ hai là dùng Povidine (hay còn gọi là cồn đỏ) nhằm đảm bảo độ tiệt trùng tối đa trước khi thực hiện

Sát khuẩn vị trí cần tiêm nhằm tạo điều kiện tiệt trùng không vi khuẩn cho khu vực tiêm filler
Sát khuẩn vị trí cần tiêm nhằm tạo điều kiện tiệt trùng không vi khuẩn cho khu vực tiêm filler

5. Bước 5: Tiêm filler môi

Cách thực hiện tiêm filler môi: Thông thường, các bác sĩ khi thực hiện sẽ lấy một xi lanh đầy, bên trong có chứa dung dịch 1 ml chất làm đầy – tương đương khoảng 1/5 muỗng cà phê. Sau khi xác định được vị trí tiêm chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện đưa kim tiêm vào môi, sao cho kim không đi sâu hơn 2,5 mm vào da.

Dưới đây là video clip quay lại đầy đủ quy trình các bước thực hiện tiêm filler môi chuẩn y khoa để chị em có thể hình dung rõ hơn về các bước thực hiện ở trên:

6. Bước 6: Chườm túi đá lên môi để giảm sưng, bầm tím

Cách dễ dàng mà hiệu quả nhất để có thể giảm sưng, bầm tím sau khi tiêm filler đó chính là sử dụng túi chườm đá. Hơi lạnh từ đá sẽ làm các mạch máu co lại, từ đó làm giảm lưu thông máu, giảm chuyển hóa,…dẫn đến giảm sưng viêm cho vị trí mới thực hiện.

Chườm đá vào vị trí tiêm filler giúp giảm sưng viêm, bầm tím sau khi thực hiện tiêm filler
Chườm đá vào vị trí tiêm filler giúp giảm sưng viêm, bầm tím sau khi thực hiện tiêm filler

Ngoài ra, sau khi thực hiện xong quá trình tiêm filler môi, khách hàng sẽ được theo dõi 15 phút tại cơ sở để đảm bảo không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, chẳng hạn như chóng mặt, buồn nôn hoặc chảy máu.

7. Bước 7: Hướng dẫn cách chăm sóc môi sau tiêm

Sau khoảng 15 phút theo dõi tại cơ sở thực hiện, bạn sẽ được hướng dẫn cách tự chăm sóc vùng mới tiêm filler tại nhà nằm duy trì được thời gian đẹp của filler môi. Một số cách chăm sóc được các bác sĩ liệt kê như bên dưới:

  • Tránh tác động mạnh như va đập, đánh vào môi,… lên vùng môi mới tiêm: Việc va đập, tập thể dục mạnh sau khi tiêm có thể làm lớp filler môi chưa mấy ổn định sẽ bị xê dịch, làm giảm hiệu quả thẩm mỹ, đônngf thời mất thời gian và công sức đi sửa lại lớp filler về vị trí cũ.
  • Không sử dụng chất kích thích trước, trong và sau quá trình tiêm filler môi: Việc sử dụng các chất kích thích trong vòng ít nhất 24h trước, trong và sau khi tiêm có thể làm loãng máu, khiến các vết bầm tím trên môi của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Kiêng một số loại thực phẩm làm filler nhanh tan: Một số loại thực phẩm cần kiêng sau tiêm gồm thức ăn cỡ  lớn, thực phẩm gây khô môi, các loại thịt đỏ, hải sản,… kiêng ăn rau muống và các loại thực phẩm làm từ gạo nếp nhằm giúp quá trình hồi phục và ổn định filler diễn ra nhanh hơn.
  • Ăn uống dưới chế độ lành mạnh, tốt cho sức khỏe: Chế độ ăn uống khoa học giúp vùng môi sau khi thực hiện nhanh hồi phục hơn, trở về màu sắc tự nhiên và lên đúng khuôn miệng như mong muốn.
  • Loại bỏ các thói quen xấu: Các thói quen xấu như liếm môi, cắn môi, thức khuya,… có thể làm cho tình trạng môi trở nên tệ đi, môi sẽ trở nên thâm hơn và làm xê dịch lớp filler gây mất thẩm mỹ.
  • Tái khám đúng hẹn: Tái khám đúng hẹn giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng hiện tại sau khi đã tiêm filler được một thời gian, nhờ đó họ có thể đưa ra các tư vấn như dặm lại filler, chăm sóc filler cho tốt,… nhằm đảo bảo tối đa hiệu quả thẩm mỹ cho người tiêm filler môi.

Giải đáp thắc mắc xoay quanh quá trình tiêm filler môi

1- Tiêm filler môi có nhanh không? Mất bao lâu?

Trả lời: Quá trình tiêm filler môi trung bình có thể mất tối đa 2 giờ và tối thiểu là 30 phút để thực hiện. Đây là khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không quá ngắn để thực hiện filler một cách tỉ mỉ và đảm bảo an toàn.

2- Tiêm filler môi có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Trả lời: Chất làm đầy môi là một phương pháp điều trị y tế an toàn, ít xâm lấn nên không gây kích ứng. Tuy nhiên, tiêm filler môi chỉ an toàn khi chúng được thực hiện bởi các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ y bác sĩ bao gồm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao.

3- Tiêm filler môi giữ được bao lâu?

Trả lời: Filler môi thường kéo dài từ 12 đến 18 tháng. Tuy nhiên, thời gian duy trì filler còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, cơ địa của từng người và tốc độ cơ thể bạn phân huỷ filler.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được cách tiêm filler môi chuẩn y khoa, đảm bảo an toàn nhưng vẫn đạt hiệu quả thẩm mỹ. Nếu bạn còn băn khoăn về nội dung các bước thực hiện tiêm filler môi trong bài viết, hãy liên hệ ngay với Khơ Thị để được hỗ trợ tư vấn giải đáp bạn nhé!

Dịch vụ này chỉ có tại VTM Khơ Thị chi nhánh số 222 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 1900.6717
  • Website: https://vienthammykhothi.vn/
  • Địa chỉ:
    • CN1: 222 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM (028) 7308 6079 – 0909.633.133
    • CN2: 01K Đường số 10, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. HCM 0933.888.515
Rate this post