Tiêm filler cằm bị cứng: 6 cách xử lý & Tư vấn từ chuyên gia

Tiêm filler cằm bị cứng, không được tự nhiên khiến các cô nàng vô cùng lo lắng, mất tự tin. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Khơ Thị tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tiêm filler xong cằm bị cứng có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, ngay sau khi tiêm filler, tình trạng cằm bị cứng không nguy hiểm. Đây là dấu hiệu bình thường do cơ thể chưa kịp thích ứng với các chất làm đầy được đưa từ bên ngoài vào và có thể tự phục hồi sau 1 – 2 tuần, trả lại cho bạn vẻ đẹp tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo đau nhức, sưng tấy nghiêm trọng, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra và có phương án xử lý phù hợp. Nếu để quá lâu, cằm trở nên đơ cứng, mất tự nhiên khó điều trị hơn, thậm chí là hình thành u cục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Cằm bị cứng là tình trạng thường gặp sau khi tiêm filler. 
Cằm bị cứng là tình trạng thường gặp sau khi tiêm filler.

2. Lý do khiến tiêm filler cằm bị cứng

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêm filler cằm bị cứng:

  • Chất lượng tiêm filler: Chất làm đầy không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc bị lẫn tạp không thể tự tan và tự đào thải sau khi tiêm khiến cằm bị cứng.
  • Tiêm filler quá liều: Lượng chất làm đầy được tiêm vào cằm được tính toán cẩn thận tùy theo cơ địa và nhu cầu của mỗi cá nhân. Nếu dùng quá liều, lượng filler không có khả năng tan hết, bị tắc nghẽn và gây căng cứng.
  • Tay nghề của kỹ thuật viên: Kỹ thuật viên chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tiêm filler vào các mạch máu quan trọng, ngăn cản quá trình lưu thông máu khiến máu đông cứng. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm cần được khắc phục sớm để tránh các biến chứng ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.
  • Trang thiết bị chưa được vô trùng: Trang thiết bị dùng để tiêm filler không được vô trùng kỹ lưỡng là nguyên nhân giúp vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong, gây nhiễm trùng nghiêm trọng, mưng mủ, đơ cứng.
  • Chế độ chăm sóc sau tiêm: Chăm sóc sau tiêm filler không đúng cách khiến vết thương khó phục hồi, dễ bị nhiễm trùng, áp xe và đơ cứng, kém tự nhiên.
Vùng da sau khi tiêm filler cần được chăm sóc cẩn thận.
Vùng da sau khi tiêm filler cần được chăm sóc cẩn thận.

3. Cách khắc phục tiêm filler cằm bị cứng

Trong trường hợp tiêm filler cằm bị cứng, bạn có thể khắc phục bằng những phương pháp như sau:

3.1. Sử dụng chất làm tan filler

Một số loại thuốc chứa thành phần chính là Hyaluronidase có khả năng phá hủy các liên kết có trong chất làm đầy được tiêm vào cằm. Đây là biện pháp hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để hiểu rõ liều lượng, cách sử dụng và được cung cấp loại thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín.

Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc làm tan filler để đảm bảo an toàn. 
Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc làm tan filler để đảm bảo an toàn.

3.2. Chế độ sinh hoạt

Thường xuyên tác động vào cằm sau khi tiêm filler như: massage, sờ nắn, xoa gãi, chống cằm, đeo khẩu trang quá chật, nằm sấp,… khiến các chất làm đầy không định hình được. Từ đó, tình trạng đơ cứng, sưng đau sẽ kéo dài hơn so với dự kiến. Vì vậy, bạn hạn chế tối đa các hoạt động có thể ảnh hưởng đến vùng cằm, kể cả tập luyện thể thao cho đến khi vùng da này ổn định, tự nhiên.

Sau khi tiêm filler, các vết thương chưa lành khiến da trở nên nhạy cảm hơn. Đó là lý do vì sao bạn không nên dành quá nhiều thời gian ở ngoài đường, làm việc nhà, dọn dẹp để tránh bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn chú ý sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và đi ngủ trước 10 giờ tối tạo điều kiện cho da tái tạo và phục hồi nhanh chóng, giảm đơ cứng.

Hình thành thói quen ngủ sớm trước 10 giờ tối để da luôn khỏe mạnh.
Hình thành thói quen ngủ sớm trước 10 giờ tối để da luôn khỏe mạnh.

3.3. Sử dụng đá lạnh chườm

Khi cằm đơ cứng, bạn có thể dùng đá lạnh chườm nhẹ lên vùng da tiêm filler giúp giảm sưng tấy, mềm da và mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Mời bạn tham khảo các bước chườm đá lạnh đơn giản, dễ thực hiện dưới đây:

  • Bước 1: Bọc đá lạnh vào khăn voan đã được giặt sạch hoặc túi chườm.
  • Bước 2: Xoa nhẹ khăn lạnh hoặc túi chườm lên vùng da bị đơ cứng theo chuyển động xoay tròn khoảng 5 – 10 phút.

Tần suất: Chườm lạnh khoảng 2 – 3 lần/ngày để giảm nhanh tình trạng cằm bị cứng sau khi tiêm filler.

Lưu ý: Không nên dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da vì có thể gây trầy xước khiến vùng da thêm tổn thương và lâu lành.

3.4. Lưu ý chế độ ăn

Chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa cải thiện sức khỏe làn da từ sâu bên trong. Bạn cần cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy theo thể trạng của bản thân để thúc đẩy quá trình chuyển hóa cũng như đào thải các chất làm đầy còn thừa dưới da. Nhờ đó, tình trạng cằm bị đơ cứng sẽ thuyên giảm và các vết thương phục hồi nhanh hơn.

Bổ sung đủ nước mỗi ngày để làn da luôn khỏe mạnh, mềm mại.
Bổ sung đủ nước mỗi ngày để làn da luôn khỏe mạnh, mềm mại.

Việc bổ sung đầy đủ các chất từ nhiều nhóm thức ăn khác nhau cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất từ hoa quả, rau củ. Ăn uống điều độ giúp làn da hấp thu đủ các chất thiết yếu và trở nên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, khi cằm bị đơ cứng, bạn lựa chọn những món ăn mềm, dễ nhai như: cháo thịt, cháo rau củ, thịt hầm, sinh tố hoa quả,… và hạn chế các món dai, cứng để tránh tác động thường xuyên lên vùng cằm.

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc đồ uống có ga, đồ ăn nhanh chứa quá nhiều đường, dầu mỡ đều là nguyên nhân làm rối loạn tuần hoàn máu, giảm tốc độ chuyển hóa các chất trong cơ thể. Vì vậy, bạn giảm tiêu thụ nhóm thức ăn này trong thời gian cằm bị cứng sau khi tiêm filler.

Ngoài ra, những thực phẩm làm tăng nguy cơ gây sẹo và vết thâm như: thịt bò, rau muống, đồ nếp,… và những món ăn dễ gây dị ứng tùy thuộc vào cơ thể mỗi người cũng cần hạn chế trong giai đoạn này.

Hoa quả chứa nhiều vitamin và các chất cần thiết giúp da cũng như toàn bộ cơ thể khỏe mạnh hơn.
Hoa quả chứa nhiều vitamin và các chất cần thiết giúp da cũng như toàn bộ cơ thể khỏe mạnh hơn.

3.5. Xông hơi

Tác động nhiệt khi xông hơi có khả năng làm tan các chất làm đầy được tiêm dưới da, khắc phục tình trạng đơ cứng. Tuy nhiên, phương pháp có thể khiến cằm mất tự nhiên, không cân đối. Vì vậy, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ thẩm mỹ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

3.6. Chườm nóng

Tương tự như phương pháp xông hơi, chườm nóng giúp các chất làm đầy nhanh tan và vùng da được tiêm filler trở nên mềm hơn. Bạn có thể chườm nóng theo các bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị túi chườm có chứa nước ấm hoặc nhúng khăn mềm đã giặt sạch vào nước ấm.
  • Bước 2: Dùng túi chườm hoặc khăn ấm xoa nhẹ lên vùng da bị đơ cứng theo chuyển động xoay tròn khoảng 5 – 10 phút.

Tần suất: Chườm nóng khoảng 2 – 3 lần/ngày để giảm nhanh tình trạng cằm bị cứng sau khi tiêm filler.

4. Khi nào tiêm filler bị cứng cần đến bác sĩ?

Sau khi tiêm filler cằm, bạn thường xuyên kiểm tra quá trình phục hồi của da và phát hiện những dấu hiệu bất thường để khắc phục kịp thời. Nếu xuất hiện một trong những vấn đề dưới đây, bạn liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất:

  • Cằm bị cứng kéo dài hơn 1 – 2 tuần: Sau khi tiêm filler khoảng 1 – 2 tuần, bạn nhận thấy cằm vẫn bị đơ cứng, mất tự nhiên và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây là tình trạng xảy ra do cơ thể không tiếp nhận các chất làm đầy, cần biện pháp điều trị phù hợp để tránh hình thành u cục.
  • Cằm bị mưng mủ: Vùng da tiêm filler trở nên căng phồng và xuất hiện nhiều dịch mủ. Nếu không xử lý đúng cách, chúng có thể vỡ ra và lan rộng sang các vùng da xung quanh, làm tăng nguy cơ để lại sẹo lõm khó điều trị, kém thẩm mỹ.
  • Sưng đau, nhức, bị sốt…: Đây là các triệu chứng xuất hiện khi bạn bị nhiễm trùng, cần khắc phục sớm để tránh tình trạng này tiến triển nghiêm trọng hơn.
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tại vùng da tiêm filler.
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tại vùng da tiêm filler.

Tiêm filler cằm là một trong những thủ thuật làm đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay. Để tránh tình trạng cằm bị đơ cứng, mất tự nhiên, điều đầu tiên và quan trọng nhất là lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ làm đẹp nào được đánh giá cao thì có thể tham khảo viện thẩm mỹ Khơ Thị.

Viện thẩm mỹ Khơ Thị đã có hơn 20 năm cung cấp các dịch vụ làm đẹp cao cấp nhất, nhận được nhiều tình cảm từ khách hàng nhờ những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Trang thiết bị chất lượng: Viện thẩm mỹ Khơ Thị tiên phong trong việc sử dụng công nghệ làm đẹp tiên tiến nhất hiện nay như: Thermage FLX căng da xóa nhăn, Ultherapy nâng da cơ tầng, Ulthera Ionic nâng cơ trẻ hóa,… Khi thực hiện thủ thuật tiêm filler, Khơ Thị cam đoan sử dụng các dụng cụ chất lượng được vô trùng cẩn thận, đảm bảo an toàn cho quý khách.
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm: Bác sĩ tại Khơ Thị đều là những người giàu kinh nghiệm, được mệnh danh là bàn tay vàng trong làng làm đẹp. Nhờ vậy, quá trình tiêm filler diễn ra nhanh chóng, an toàn tuyệt đối, không gây đau đớn, không để lại sẹo cũng như các tác dụng phụ nguy hiểm
  • Quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp: Khi đến với Khơ Thị, bạn sẽ nhận được tư vấn nhiệt tình cũng như hướng dẫn chi tiết của nhân viên và các chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp. Sự quan tâm của Khơ Thị đến khách hàng kéo dài trước, trong và cả sau quá trình thẩm mỹ, giúp khách hàng yên tâm hơn.
Viện thẩm mỹ Khơ Thị với không gian sang trọng, thu hút.
Viện thẩm mỹ Khơ Thị với không gian sang trọng, thu hút.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn nguyên nhân và cách khắc phục khi tiêm filler cằm bị cứng. Nếu còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay với Khơ Thị để được hỗ trợ nhé!

Dịch vụ này chỉ có tại VTM Khơ Thị chi nhánh số 222 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 1900.6717
  • Website: https://vienthammykhothi.vn/
  • Địa chỉ:
    • CN1: 222 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM (028) 7308 6079 – 0909.633.133
    • CN2: 01K Đường số 10, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. HCM 0933.888.515
5/5 - (1 bình chọn)