Thịt bò được biết đến là món ăn giàu dinh dưỡng như: sắt, protein, vitamin B12,… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi tiêm filler có được ăn thịt bò không? Chuyên gia của Khơ Thị khuyến cáo là KHÔNG NÊN ăn ngay sau khi thực hiện phương pháp làm đẹp này. Cụ thể như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
1. Lý do nên kiêng ăn thịt bò sau tiêm filler
Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận rằng: thịt bò ảnh hưởng xấu đến làn da khi mới tiêm filler. Tuy nhiên, dựa theo kinh nghiệm, chuyên gia khuyến cáo không nên ăn thịt bò trong giai đoạn nhạy cảm này bởi những lý do như sau:
- Làm gương mặt mất cân đối: Các món ăn được chế biến từ thịt bò thường dai, khiến bạn phải nhai mạnh và lâu. Điều này có thể ảnh hưởng đến vùng da mới tiêm filler, đặc biệt là vùng cằm, môi và má khiến filler xô lệch khỏi vị trí ban đầu. Từ đó, gương mặt có thể mất cân xứng, kém tự nhiên.
- Hình thành vết thâm, sẹo lồi: Thịt bò là thực phẩm giàu đạm, protein, có khả năng kích thích cơ thể sản sinh quá nhiều collagen trở nên dư thừa. Đây là nguyên nhân khiến các vết thương bị sưng tím và lâu khỏi, tăng nguy cơ hình thành vết thâm, sẹo lồi kém sắc mất nhiều thời gian cũng như chi phí để điều trị.
- Gây kích ứng: Thịt bò có thể là nguyên nhân gây dị ứng, khiến vùng da tiêm filler ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, bạn có xu hướng dùng tay để xoa gãi làm cho da tổn thương nặng hơn, thậm chí là viêm nhiễm trầm trọng.
Những tình trạng được nêu trên có xảy ra hay không còn tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc da sau khi tiêm filler của mỗi người. Để tránh trường hợp xấu nhất, bạn kiêng hẳn các món ăn được làm từ thịt bò cho đến khi vết thương trên da hồi phục hoàn toàn, nhất là khi bạn tiêm filler ở vùng môi, má và cằm.
2. Sau bao lâu thì tiêm filler có thể ăn thịt bò trở lại?
Bạn có thể ăn các món được làm từ thịt bò sau khi tiêm filler khoảng 1 – 2 ngày vì đây là lúc các vết thương đã lành hẳn, giảm nguy cơ hình thành vết thâm và sẹo lồi. Tuy nhiên, để đảm bảo gương mặt hoàn toàn ổn định, không bị xô lệch, bạn nên kiêng ăn thịt bò trong khoảng thời gian dài hơn, khoảng 7 – 10 ngày nhé!
3. Tình huống xấu nhất nếu ăn thịt bò sau khi tiêm filler là gì?
Nếu ăn thịt bò ngay sau khi tiêm filler, tình huống xấu nhất có thể xảy ra là gây kích ứng, khiến vết thương thêm đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là mưng mủ. Tình trạng này thường kéo dài và để lại sẹo kém sắc.
Tuy nhiên, đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp và có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau, điển hình nhất là uống thuốc. Vì vậy, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bạn đến khám ở cơ sở thẩm mỹ uy tín trong thời gian sớm nhất để có phương án điều trị kịp thời.
4. Thực phẩm nên ăn, nên kiêng sau khi tiêm filler
Một số thực phẩm nên ăn sau khi tiêm filler bao gồm:
- Món ăn mềm: Khi ăn những món ăn dễ nhai nuốt như: cháo, súp, thịt hầm,… xương hàm hoạt động ít hơn. Điều này giúp vùng da tiêm filler, đặc biệt là vùng cằm và má nhanh chóng ổn định, mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tươi trẻ.
- Rau củ tươi: Rau củ là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bạn tăng sức đề kháng cho làn da nói riêng, cho toàn bộ cơ thể nói chung. Nhờ đó, vùng da mới tiêm filler sẽ khỏe mạnh và nhanh phục hồi hơn. Bạn có thể ăn rau củ theo sở thích của bản thân như: rau bina, cải xoăn, bắp cải tím, củ dền,…
- Hoa quả giàu vitamin C: Vitamin C được tìm thấy nhiều trong cam quýt, dứa, cà chua, đu đủ, dâu tây, kiwi,… Đây là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Uống đủ nước: Bạn uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy thuốc vào tình trạng sức khỏe của bản thân để loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể. Đây cũng là cách kích thích quá trình hấp thu và chuyển hóa nhiều dinh dưỡng cần thiết để làn da khỏe mạnh, căng bóng, mịn màng.
Ngoài thịt bò, sau khi tiêm filler, bạn kiêng thêm một số loại thực phẩm dưới đây:
- Hải sản: Tôm, cua, cá,… thường tanh và quá nhiều chất đạm có thể là nguyên nhân gây kích ứng, khiến vùng da mới tiêm filler thêm ngứa ngáy, khó chịu, sưng phù.
- Đồ nếp: Xôi, bánh chưng, cơm nấu từ gạo nếp,… có khả năng kích hoạt phản ứng viêm và triệu chứng mưng mủ, khiến vết thương sau khi tiêm filler mất nhiều thời gian để phục hồi hơn.
- Thịt gà, thịt vịt: Natri và chất béo có nhiều trong thịt gà, thịt vịt khiến triệu chứng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các thành phần này còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và hình thành sẹo kém sắc.
- Rau muống: Rau muốn được khuyến cáo là làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi khó điều trị.
- Các chất kích thích: Các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá không chỉ gây thâm sạm, mà còn làm chậm quá trình tái tạo tế bào, kiến vùng da sau khi tiêm filler lâu lành hơn.
- Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh như: thực phẩm đóng hộp, pizza, hamburger, khoai tây chiên,… thường ít dinh dưỡng nhưng lại thừa đường, muối, dầu mỡ có hại cho sức khỏe cũng như làn da của bạn.
5. Lời khuyên từ bác sĩ để vùng tiêm filler mau ổn định
Vùng da sau khi tiêm filler vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương từ những hành động bình thường nhất. Vì vậy, ngoài việc thiết lập chế độ ăn phù hợp, bạn lưu ý thêm những vấn đề sau:
- Hạn chế tối đa các tác động lên mặt như: sờ nắn, chống cằm, massage, nằm sấp,… vì đây là những nguyên nhân khiến filler xô lệch.
- Không thực hiện các bài tập thể thao mạnh và phức tạp như: chạy nhảy, gym, yoga, pilates,… để tránh tay và các dụng cụ vô tình tác động lên mặt bạn.
- Tránh nguồn nhiệt lớn như: ánh nắng mặt trời, rửa mặt bằng nước nóng, xông hơi, chườm nóng,… vì chúng có thể khiến filler nhanh tan, rút ngắn thời gian duy trì hiệu quả làm đẹp da.
- Không trang điểm trong khoảng 7 – 10 ngày đầu tiên để hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng, nhiễm trùng.
- Uống thuốc và làm sạch da theo hướng dẫn của bác sĩ để da nhanh chóng phục hồi.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn sản phẩm chăm sóc dịu nhẹ, không gây kích ứng cho làn da sau khi tiêm filler.
- Giặt và thay vỏ gối, chăn, ga giường thường xuyên vì đây là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn.
- Không thực hiện các phương pháp làm đẹp da khác như: laser, mài da vi điểm,… cho đến khi da phục hồi hoàn toàn.
Mong rằng những chia sẻ bổ ích của Khơ Thị giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Tiêm filler có được ăn thịt bò không?”. Chúc bạn nhanh chóng sở hữu làn da căng mịn, trẻ đẹp như tuổi đôi mươi. Nếu cần hỗ trợ thêm từ chuyên gia, bạn hãy liên hệ:
- Hotline: 1900.6717
- Website: https://vienthammykhothi.vn/
- Địa chỉ:
- CN1: 222 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM (028) 7308 6079 – 0909.633.133
- CN2: 01K Đường số 10, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. HCM 0933.888.515
Dịch vụ này chỉ có tại VTM Khơ Thị chi nhánh số 222 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM.
Bài viết nổi bật
10 cách giảm cân hiệu quả từ cần tây không thể bỏ qua!
Giảm cân bằng quế đúng cách hiệu quả
Ăn mỗi ngày một bữa có giúp giảm cân không?
Thực đơn 7 ngày giảm cân nhanh không tinh bột
10 cách giảm cân không mệt mỏi dễ dàng thực hiện ngay
Lời khuyên từ chuyên gia giúp giảm cân hiệu quả khi đang cho con bú
Giảm mỡ bụng không xâm lấn có thật sự an toàn không? So sánh phương pháp giảm béo không xâm lấn và phẫu thuật hút mỡ
Bí quyết giảm cân bằng giấm táo hiệu quả và nhanh chóng.