1. Uống nước mưa đun sôi không an toàn

Uống nước mưa đun sôi được nhận định không hề an toàn bởi ngay từ bản chất nước mưa vốn đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Điều đó đã được công nhận qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học và khuyến cáo rộng rãi cho cộng đồng. Cụ thể như sau:

  • Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh – CDC Mỹ khuyến cáo cư dân sinh sống trong các khu đô thị nên ưu tiên sử dụng nước máy hoặc nước đóng chai thay vì nước mưa để phục vụ cho nhu cầu uống, nấu ăn hay vệ sinh răng miệng. Điều này đặc biệt được cảnh báo cho nhóm người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ và người mắc bệnh mãn tính.
  • Giáo sư Ian Cousins, Khoa Khoa học môi trường, ĐH Stockholm đã khẳng định: “Nước mưa ở mọi nơi đều được đánh giá là không an toàn để uống”. Trong nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng tồn tại ít nhất 2 dạng PFAS ở nước mưa (PFOA và PFOS) vượt mức an toàn – những thành phần có thể gây ung thư ở người (theo FPA).
  • CDC cũng chia sẻ: “Vi trùng và nhiều chất gây ô nhiễm được tìm thấy trong nước mưa – những thành phần có thể gây bệnh và khiến dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng con người”.

Để lý giải cho điều này, chúng ta có thể hiểu rằng nước mưa thường chứa các bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng, chất thải động vật và một số hóa chất độc hại,… Các thành phần này có thể tồn tại trong không khí hoặc bám trên các bề mặt như mái nhà, khi nước mưa chảy qua sẽ cuốn theo chúng.

Ngoài ra, nước mưa thường có tính acid cao hơn so với nước máy đã được xử lý và không được xem là phù hợp cho cơ thể hấp thụ. Độ pH của nước mưa đo được khoảng 5.0 – 5.5 và con số này có thể thấp hơn nữa với nước mưa trong khu vực không khí bị ô nhiễm. Trong khi đó, WHO khuyến cáo mọi người nên sử dụng nước có pH từ 7.0 – 9.5, đặc biệt lý tưởng là ở mức 8.5 – 9.5.

Từ những bằng chứng khoa học đã được công nhận như vừa đề cập, hẳn rằng chúng ta không còn phải tranh cãi về vấn đề nước mưa có an toàn hay việc uống nước mưa đun sôi có tốt không. Trên thực tế, quá trình đun sôi ở 100 độ C có thể giúp xử lý các vi khuẩn, vi trùng và một số loại ký sinh trùng như Giardia, Guinea có trong nước mưa. Tuy nhiên điều này không đủ để làm sạch hết hóa chất và các thành phần độc tố khác. Điều đó có nghĩa rằng nước mưa dù đã đun sôi vẫn không đạt các tiêu chuẩn quy định về nước uống trực tiếp.

Nước mưa không phải là lựa chọn tốt để dùng cho mục đích ăn, uống mà chỉ phù hợp sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày như tắm, giặt, rửa xe, tưới cây,…

Uống nước mưa đun sôi không an toàn vì biện pháp này không có khả năng loại bỏ hết các hóa chất độc hại 

2. Cách lọc nước mưa đơn giản để dùng trong sinh hoạt hằng ngày

Trên thực tế, chúng ta vẫn có thể hứng nước mưa để sử dụng cho các hoạt động nấu nướng và dùng để uống. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm vậy nếu chắc chắn rằng nước mưa đã được xử lý đúng cách để loại bỏ hết mầm bệnh và hóa chất độc hại.

Không nên hứng nước mưa đầu mùa và đầu cơn vì đây là giai đoạn mưa đang rửa sạch không khí nên mang rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn,… Hãy đợi mưa khoảng 10 – 15 phút để nước trở nên sạch hơn rồi mới lấy.

Nếu sinh sống trong các khu vực không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng hay khu vực gần khu công nghiệp thì không nên lấy nước mưa để dùng.

2.1. Sử dụng bể lắng, thùng chứa nước

Bình lắng hay thùng chứa nước được xem là công cụ hỗ trợ lọc nước đơn giản nhất mà chúng ta có thể dùng.

Hướng dẫn lọc nước mưa bằng bể lắng, thùng chứa nước

  • Bước 1: Xây bể lắng hoặc lắp đặt thùng chứa kích thước phù hợp.
  • Bước 2: Dẫn nước mưa thông qua đường ống vào bể lắng/thùng chứa để các thành phần cặn bẩn lắng xuống dưới đáy.
  • Bước 3: Gạn lấy phần nước trong bên trên để sinh hoạt, nước này đủ điều kiện dùng tắm, giặt,…

Lưu ý:

  • Lọc nước mưa bằng bể lắng/thùng chứa chưa đủ an toàn để dùng cho ăn, uống. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng nước mưa, chúng ta nên:
  • Lọc cẩn thận trước khi dùng bằng phương pháp phù hợp như sử dụng hóa chất kiềm tính như nước vôi trong hay dùng bể lọc chứa cát.
  • Khi hứng nước mưa, chỉ lấy nước từ mái ngói, mái tôn, bê tông hoặc mái rạ chứ tuyệt đối không lấy nước từ tấm lợp xi măng. Nguyên nhân là bởi trong xi măng có amiăng có thể gây ung thư khi hấp thụ vào cơ thể.

Thùng chứa nước mưa có thể giúp lắng cặn bẩn, tạp chất để người dùng lấy được phần nước trong ở bên trên

2.2. Sử dụng máy lọc nước

Thiết bị lọc nước chuyên dụng như máy lọc RO được trang bị các lõi lọc thô và màng RO có khả năng làm sạch các tạp chất rắn, vi khuẩn, virus và cả các loại hóa chất, muối khoáng,… ở dạng hòa tan. Chính vì thế nên nó hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu xử lý nguồn nước có tính chất hỗn hợp như nước mưa.

Hướng dẫn sử dụng máy lọc nước xử lý nước mưa

  • Bước 1: Chọn thiết bị máy lọc phù hợp, nên chọn máy lọc RO thay vì máy lọc UF/Nano vì hai loại máy này chỉ có khả năng làm sạch nước máy.
  • Bước 2: Lắp đặt máy lọc tại vị trí gần nguồn nước và nguồn điện theo đúng kỹ thuật.
  • Bước 3: Đấu nối với nguồn cấp nước mưa và cắm điện.
  • Bước 4: Dẫn nước mưa đã hứng vào máy lọc, hệ thống lọc bên trong sẽ xử lý các tạp chất, hóa chất, vi khuẩn,… và cung cấp nước đầu ra chuẩn sạch có thể uống trực tiếp.

Lưu ý:

  • Máy lọc nước RO thông thường chỉ có thể đáp ứng yêu cầu xử lý nước mưa ở các khu vực không ô nhiễm với hàm lượng tạp chất không quá cao (TDS<300mg).
  • Ở trong khu vực không khí ô nhiễm, nước mưa chứa quá nhiều bụi bẩn nếu bắt buộc phải sử dụng thì nên lắp thêm lọc tổng chuyên dụng kết hợp với máy lọc nước gia đình. Để biết thêm thông tin chi tiết về dòng sản phẩm này, bạn đọc có thể tham khảo tại: Hệ thống xử lý nước cấp Mutosi.

Máy lọc nước Mutosi trang bị màng lọc RO giúp xử lý các vấn đề của nước mưa hiệu quả

Máy lọc nước Mutosi hiện đang được đánh giá là một trong những lựa chọn hàng đầu trên thị trường nhờ trang bị màng lọc RO Slitec đạt chuẩn NSF/ANSI-58. Với lợi thế về công nghệ, máy lọc RO Mutosi đảm bảo khả năng xử lý đa tạp chất với hiệu quả lên đến 99.99%, được công nhận phù hợp để giải quyết các vấn đề của nước mưa một cách toàn diện nhất. Từ đó, mang đến nguồn nước sạch an toàn đạt chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT, góp phần bảo vệ và nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho mọi đối tượng người dùng.

3. Giải đáp 5+ thắc mắc khi sử dụng nước mưa

Bên cạnh thắc mắc về việc uống nước mưa đun sôi có tốt không, hiện vẫn có không ít băn khoăn đến các khía cạnh khác liên quan. Điển hình như:

Nước mưa có sạch hơn nước máy không?

Giải đáp: Rất khó để xác định chính xác xem nước mưa hay nước máy sạch hơn. Nguyên nhân bởi lẽ điều đó phụ thuộc vào điều kiện thực tế của hai nguồn nước này. Cụ thể:

  • Nước mưa ở các khu vực nông thôn, đồi núi không khí còn trong lành thì khá sạch bởi không chứa nhiều tạp chất và hóa chất độc hại. Tuy nhiên, nước mưa ở trong các khu đô thị hay khu công nghiệp thường bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc sẽ không còn sạch nữa.
  • Nước máy đã trải qua quá trình xử lý tại nhà máy nên được loại bỏ bớt tạp chất và ổn định tính chất lý hóa nên chắc chắn sạch hơn nước mưa trong khu vực ô nhiễm. Tuy nhiên, nước máy thường chứa clo tồn dư từ quá trình xử lý nên cũng chưa thật sự an toàn để dùng ăn, uống trực tiếp.

Mức độ an toàn của nước mưa so với nước máy sẽ được xác định dựa trên từng trường hợp cụ thể

Cách lọc nước mưa đơn giản?

Giải đáp: Dùng bể lắng hoặc thùng chứa nước là cách lọc nước mưa đơn giản nhất. Cách làm này có thể tách bỏ các tạp chất rắn ra khỏi nước mưa.

Nước mưa có axit không?

Giải đáp: Nước mưa có chứa axit do trong quá trình rơi xuống, nó có thể tiếp xúc các khí độc tồn tại trong không khí như SO2, H2S, NOx,… Các loại khí này sẽ phản ứng với H2O trong nước mưa tạo thành axit H2SO4 hay HNO3,… và được cuốn theo nước mưa.

Rửa mặt bằng nước mưa có tốt không?

Giải đáp: Rửa mặt bằng nước mưa chỉ tốt khi nguồn nước này không bị ô nhiễm bởi bụi bẩn, vi trùng hay hóa chất độc hại. Nước mưa có tính axit và không có khoáng chất nên có thể làm sạch da và ngăn ngừa mụn nhọt. Tuy nhiên, nếu lấy nước mưa ở các khu vực đô thị hay khu công nghiệp, loại nước này thường bị nhiễm bẩn nghiêm trọng có thể gây kích ứng và các bệnh về da. Vì vậy, bạn nên chú ý chỉ nên lấy nước mưa ở các khu vực không khí trong lành và nên lọc qua trước khi dùng để rửa mặt nhé.

Rửa mặt bằng nước mưa không bị nhiễm bẩn có thể giúp làm sạch da, ngừa mụn 

Tác hại của nước mưa là gì?

Giải đáp: Bản chất của nước mưa là an toàn, tuy nhiên nó có thể gây hại trong trường hợp bị ô nhiễm từ môi trường trong quá trình rơi xuống. Tác hại của nước mưa bị nhiễm bẩn có thể gây hại cho làn da khi dùng để vệ sinh hoặc gây bệnh, nhiễm ký sinh trùng khi ăn uống.

Uống nước mưa có hại không?

Giải đáp: Khi uống nước mưa nếu bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ môi trường có thể gây hại cho đường tiêu hóa, thậm chí nhiễm ký sinh trùng và ngộ độc. Chính vì vậy, nếu có thể thì chúng ta không nên uống nước mưa mà thay vào đó nên dùng nước từ máy lọc hoặc nước đóng chai.

Trên đây là một số lý giải cho vấn đề uống nước mưa đun sôi có tốt không cũng như các khía cạnh khác liên quan đến nguồn nước tự nhiên này. Bạn đọc nếu vẫn cảm thấy thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến hotline Mutosi để được hỗ trợ tư vấn giải đáp nhanh chóng tại: 1900 636 595.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Rate this post