Không ít người có mong muốn giảm cân nhanh để lấy lại vóc dáng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, những chế độ giảm cân chậm và ổn định mới là chế độ được các chuyên gia thường xuyên khuyến cáo. Vậy giảm cân nhanh có nguy hiểm không? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện hơn về việc giảm cân nhanh.
Nội dung
1. Giảm cân nhanh có nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần giảm khoảng 0,45 – 0,9 kg được coi là tốc độ giảm cân lành mạnh và an toàn nhất. Giảm vượt quá số cân nặng này được coi là giảm cân nhanh.
Thông thường, trong tuần đầu tiên của quá trình tập thể dục hoặc ăn kiêng để giảm cân, cân nặng có thể giảm hơn mức 0,9 kg và mức này được coi là hoàn toàn bình thường. Lúc này, cơ thể chủ yếu giảm lượng glycogen dự trữ và nước. Tuy nhiên, nếu tiếp tục giảm cân ở mức độ này ở các tuần tiếp theo, có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe như giảm trao đổi chất, thiếu hụt dinh dưỡng, mất cơ, sỏi mật, suy giảm trí nhớ…
Như vậy, duy trì chế độ giảm cân nhanh là không lành mạnh, có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn.
2. Tác hại của việc giảm cân nhanh
Việc ăn kiêng thường đóng vai trò chính trong các chế độ giảm cân nhanh, vì vậy cơ thể thường không thể được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Để xác định giảm cân nhanh có nguy hiểm không thì khi thực hiện chế độ giảm cân này trong thời gian dài dễ dẫn đến những nguy cơ sức khoẻ sau đây:
2.1. Làm chậm quá trình trao đổi chất
Sự trao đổi chất quyết định lượng calo được tiêu thụ mỗi ngày. Khi giảm cân nhanh, lượng calo được tiêu thụ tăng cao trong khi lượng calo nạp vào lại quá thấp. Lúc này, cơ thể bị thiếu hụt năng lượng đột ngột sẽ tự điều hoà bằng cách giảm trao đổi chất – giảm sự đốt cháy calo để tiết kiệm năng lượng, thậm chí gây tích luỹ chất béo và tăng cân trở lại. Ngoài ra, giảm cân nhanh thường gây giảm cơ nhiều hơn mỡ trong khi cơ bắp trao đổi chất mạnh hơn, vì thế góp phần làm giảm sự trao đổi chất.
2.2. Thiếu hụt dinh dưỡng
Các chế độ ăn giảm calo trong giảm cân nhanh, thường cắt giảm một hoặc một vài nhóm thực phẩm giàu năng lượng như tinh bột, thịt đỏ,… Các thực phẩm này là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, việc cắt giảm chúng có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, folate, vitamin nhóm B,…
Hậu quả của việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này là sức khỏe bị ảnh hưởng. Một số hậu quả có thể kể đến như hạ đường huyết, rụng tóc, mệt mỏi, thiếu máu, chức năng miễn dịch kém, giòn xương,…
2.3. Mất cơ
Phần lớn trọng lượng giảm trong chế độ giảm cân cấp tốc là từ cơ bắp và nước. Cơ bắp trao đổi chất mạnh hơn mỡ, do đó chế độ tập luyện nhiều, ăn ít calo và giảm cung cấp protein kéo dài khiến cơ thể phải tăng sử dụng protein từ cơ bắp, thường gây yếu cơ, teo nhão cơ.
2.4. Sỏi mật
Dịch mật được gan tiết ra và dự trữ trong túi mật, có vai trò tiêu hoá chất béo. Khi giảm cân nhanh, chế độ ăn kiêng làm giảm bài xuất dịch mật, gây ứ đọng trong túi mật. Các chất trong dịch mật tích luỹ lâu ngày có thể hình thành sỏi mật, dễ dẫn đến viêm và tổn thương đường mật, gây khó tiêu, đau bụng dữ dội.
2.5. Mất nước
Các chế độ giảm cân nhanh thường khiến cơ thể mất đi một lượng nước lớn. Trong khi đó, nước lại là thành phần vô cùng thiếu yếu, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, giảm trao đổi chất, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số dấu hiệu thường nhận thấy khi cơ thể mất nước như đi tiểu ít, khô da, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, táo bón, tụt huyết áp, mỏi cơ và chuột rút,…
2.6. Giảm cân nhanh ảnh hưởng sức khỏe tinh thần
Giảm trọng lượng một cách nhanh chóng không chỉ gây những tác động trực tiếp mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần. Thiếu máu và mệt mỏi kéo dài cùng với việc stress do phải điều chỉnh cân nặng đạt mục tiêu có thể dẫn đến sự tiến triển của chứng rối loạn ăn uống, tăng nguy cơ trầm cảm và các bệnh tâm thần.
2.7. Suy giảm trí nhớ
Giảm cân nhanh khiến não bộ không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết và thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng cho các hoạt động thần kinh như chất béo, vitamin nhóm B, kẽm, kali,… Tình trạng này kéo dài làm não bộ bị suy giảm chức năng và rất dễ dẫn đến nhiều rối loạn thần kinh, trong đó có sa sút trí nhớ. Biểu hiện thường gặp là hay quên, nhức đầu và gặp khó khăn khi giao tiếp, dùng từ…
2.8. Ảnh hưởng hệ tiêu hoá
Chế độ ăn kiêng giảm cân nhanh khiến cơ thể bị đói trong thời gian dài. Dạ dày luôn phải co bóp rỗng cộng thêm tình trạng stress khiến dịch vị tiết ra nhiều, dễ gây loét dạ dày, tá tràng. Hơn nữa, nếu đói thường xuyên và kéo dài sẽ khiến các hoạt động giảm sút, thức ăn không thể tiêu hoá gây tiêu chảy, suy dinh dưỡng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
2.9. Các tác dụng phụ khác
Da khô, nhăn nheo và tăng cường lão hoá là tình trạng thường gặp khi giảm cân nhanh. Đặc biệt đối với các chị em phụ nữ, giảm cân quá nhanh còn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, rối loạn hormon sinh dục dẫn đến vô sinh.
Với 9 nguy cơ trên chắc hẳn chính bản thân bạn cũng đã có câu trả lời cho việc giảm cân nhanh có nguy hiểm không rồi. Như vậy cùng tìm hiểu cách giảm cân tốt hơn thay vì giảm cân nhanh nhé!
Có thể bạn quan tâm:
3. Giảm cân chậm tốt hơn so với giảm cân nhanh
Khi đặt câu hỏi giảm cân nhanh có nguy hiểm không thì giảm cân nhanh thực sự không giảm được mỡ mà chủ yếu giảm cơ và nước. Sự thay đổi chuyển hoá đột ngột trong cơ kể trong quá trình này dễ kích thích cơn thèm ăn trở lại và tăng dự trữ mỡ thừa nhiều hơn. Vì thế, không chỉ gây ra nhiều nguy cơ về sức khoẻ, chế độ giảm cân nhanh có hiệu quả thường rất thấp và khó duy trì cân nặng sau khi giảm.
Khi giảm cân chậm, cơ thể sẽ được làm quen dần với việc thay đổi trọng lượng, tập trung đốt cháy mỡ thừa nhiều hơn và duy trì cân bằng chuyển hoá trong cơ thể. Ngoài ra, giảm cân chậm còn giúp xây dựng nhiều thói quen ăn uống lành mạnh như ăn nhiều trái cây, rau, uống ít đồ có đường, hạn chế sự thiếu hụt dinh dưỡng và thậm chí cải thiện sức khỏe tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra giảm cân từ từ sẽ giúp tránh hiện tượng yoyo – hiện tượng tăng cân trở lại sau khi ăn kiêng.
Tìm hiểu thêm: Khi giảm cân không nên ăn gì để vừa giảm cân, vừa đảm bảo sức khỏe?
4. Lưu ý giúp bạn giảm cân nhanh an toàn
Để hạn chế những nguy cơ sức khoẻ trên, bạn nên có cho mình một chế độ giảm cân lành mạnh. Dưới đây là một vài lưu ý giúp bạn giảm cân an toàn và hiệu quả:
- Lưu ý lượng calo nạp vào mỗi ngày: Lượng calo nạp vào cần đảm bảo không thấp hơn lượng calo cần thiết cho các chuyển hoá cơ bản. Bạn nên giảm lượng calo nạp vào một cách từ từ để cơ thể quen dần với chế độ này. Cụ thể, để giảm 0.45kg cân nặng mỗi tuần, bạn cần cắt giảm 500 calo mỗi ngày so với mức cơ thể cần để duy trì số cân nặng hiện tại.
- Ăn nhiều protein hơn: Protein giúp tăng cường trao đổi chất và tạo cảm giác no lâu hơn, duy trì khối lượng cơ bắp giúp tập trung giảm mỡ nhiều hơn.
- Cắt giảm lượng đường và tinh bột: Chế độ ăn ít carb sẽ giúp giảm cân nhiều hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khoẻ không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột.
- Ăn chậm: Nhai kỹ thức ăn giúp no lâu hơn, giảm cảm giác đói và kiểm soát được lượng thức ăn tiêu thụ.
- Uống trà xanh hoặc trà ô long: Các loại trà có khả năng tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Thiếu ngủ làm tăng cảm giác thèm ăn và khó giảm cân hơn do tăng hormon gây đói Ghrelin và giảm hormon no Leptin.
- Thử tập luyện sức bền: Các bài luyện tập tăng sức bền sẽ giúp duy trì lượng cơ và tránh hiện tượng giảm trao đổi chất khi giảm cân.
- Thử tập luyện cường độ cao: Luyện tập cường độ cao ngắt quãng giúp tiêu thụ lượng mỡ thừa tốt hơn và tăng thời gian nghỉ ngơi của cơ thể, giảm mệt mỏi và cứng cơ.
- Ăn chất xơ hòa tan: Chất xơ hoà tan tạo cảm giác no lâu, giảm hấp thu và tăng cường tiêu thụ chất béo.
Bên trên là những lời giải đáp cho cho câu hỏi “Giảm cân nhanh có nguy hiểm không?” mà Khơ Thị muốn chia sẻ cho bạn. Hãy thiết lập một chế độ giảm cân lành mạnh và khoa học để đảm bảo có được vóc dáng như mong muốn mà vẫn đảm bảo sức khỏe bạn nhé!
Bài viết nổi bật
Thân hình thon gọn nhờ 11 cách giảm cân sau sinh bằng mật ong
Phương pháp giảm ngay 2kg bằng táo chỉ trong 3 ngày
Cách uống tinh bột nghệ giảm cân hiệu quả
7 cách giảm cân bằng muối hiệu quả trong 1 tuần cho người béo bụng
Bí quyết giảm cân bằng yến mạch và khoai lang trong 2 tuần
Phẫu thuật chỉnh sửa biến chứng sau mổ căng da mặt
Cách giảm cân bằng khoai lang và chuối
6 cách giảm cân bằng mật ong trong vòng 3 ngày