[CẢNH BÁO] Tuyệt đối KHÔNG nặn mụn sau tiêm filler cằm

Nhiều người thắc mắc không biết tiêm filler cằm có nặn mụn được không? Bác sĩ tại viện thẩm mỹ Khơ Thị khuyến cáo là KHÔNG NÊN bởi điều này có thể gây viêm nhiễm, tác động xấu đến vị trí tiêm. Cụ thể như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân không nên nặn mụn sau khi tiêm cằm

Mụn sau tiêm cằm có thể đến từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Mụn sinh lý: Mụn do sự thay đổi nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể, có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và thường biến mất nếu bạn chăm sóc da đúng cách
  • Tác dụng phụ sau khi tiêm filler: Filler gây kích ứng da, cản trở quá trình lưu thông máu, khiến lỗ chân lông bít tắc và gây ra mụn. Vấn đề này thường xảy ra do dùng filler kém chất lượng hoặc quá liều, kỹ thuật tiêm không đúng khiến da và mạch máu bị tổn thương.

Dù bắt nguồn từ lý do nào thì bạn cũng không nên nặn mụn ở vùng da tiêm filler. Vì lúc này, da vô cùng nhạy cảm, chưa thực sự phục hồi, dễ bị viêm nhiễm.

Vậy có thể nặn mụn ở những vùng da còn lại hay không? Câu trả lời là có thể nhưng nên hạn chế và phải lựa chọn vùng da xa chỗ tiêm filler. Vì trong lúc nặn mụn, tay bạn vô tình tác động lên cằm khiến cằm bị tổn thương, xô lệch, biến dạng.

Cách tốt nhất là bạn không nặn mụn ở bất kỳ vị trí nào trên da mặt cho đến khi cằm thực sự ổn định. Thay vào đó, bạn có thể xử lý những nốt mụn đáng ghét bằng 2 cách đơn giản được trình bày dưới đây.

Không nên nặn mụn ở bất kỳ vùng da nào trên mặt sau khi tiêm filler cằm. 
Không nên nặn mụn ở bất kỳ vùng da nào trên mặt sau khi tiêm filler cằm.

2. 02 cách xử lý mụn hiệu quả sau khi tiêm filler cằm

2.1. Cách xử lý với mụn ở vùng cằm tiêm filler

Những nốt mụn kém thẩm mỹ ở vùng cằm tiêm filler có thể đẩy lùi bằng cách sau:

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh trong 10 – 15 phút có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức, sưng tấy do các nốt mụn gây ra. Lưu ý rằng: bạn vệ sinh mặt túi chườm thật sạch để tránh bụi bẩn, vi khuẩn tiếp xúc với vùng da mụn khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
  • Dùng nước muối sinh lý: Bạn dùng bông y tế hoặc bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và chấm lên vùng da nổi mụn 2 lần mỗi ngày: buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là cách vệ sinh da sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn phát triển, đặc biệt phù hợp khi có hiện tượng chảy dịch mủ.
Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý để vệ sinh các nốt mụn.
Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý để vệ sinh các nốt mụn.

Trong trường hợp mụn nặng, xuất hiện liên tiếp và có dấu hiệu chảy mủ, bạn đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm ra cách điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ có thể đề xuất 2 phương án như sau:

2.1.1. Tiêm tan filler

Nếu vùng da ở cằm có dấu hiệu kích ứng, không tiếp nhận filler với các triệu chứng như: đau nhức, sưng tấy, nổi mụn mủ,… bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiêm tan filler. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: tiêm thuốc có thành phần chính là Hyaluronidase giúp phá hủy nhanh chóng các liên kết của filler.

Lưu ý: Không tự ý mua thuốc chứa Hyaluronidase trên mạng và dùng tại nhà vì chúng có thể không đảm bảo chất lượng, lẫn tạp hoặc tiêm không đúng vị trí khiến da nhiễm trùng trầm trọng hơn.

Bạn đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để tiêm tan filler an toàn, hiệu quả.
Bạn đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để tiêm tan filler an toàn, hiệu quả.

2.1.2. Uống thuốc kháng sinh

Sau khi xem xét tình trạng da và tiền sử dùng thuốc của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của mụn ở cằm sau khi tiêm filler. Bạn tuân thủ đúng hướng dẫn về về cách dùng và liều lượng dùng để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Lưu ý:

  • Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ bị kháng thuốc.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi dùng thuốc như: chóng mặt, buồn nôn, nôn,… bạn ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra.
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm mụn nhanh chóng.
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm mụn nhanh chóng.

2.2. Cách xử lý với mụn ở vùng da khác không tiêm filler

Nếu các vùng da khác bị mụn, bạn vẫn chăm sóc như bình thường với các bước đơn giản như sau:

  • Làm sạch da: Bạn dùng nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn gây mụn từ sâu từng lỗ chân lông.
  • Dùng mỹ phẩm chăm sóc da: Bạn dùng serum đặc trị mụn tại vùng da nổi mụn không tiêm filler. Ngoài ra, bạn đừng quên thoa đều kem dưỡng ở bước cuối cùng  để cấp ẩm cho làn da luôn mềm mại, khỏe đẹp.
  • Bôi kem chống nắng mỗi ngày: Tia cực tím là nguyên nhân khiến da suy yếu, thâm sạm và tăng nguy cơ bị mụn. Vì vậy, bạn đừng quên bôi kem chống nắng kết hợp đội mũ nón, đeo khẩu trang,… để làn da luôn được bảo vệ cẩn thận

Lưu ý: 

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với làn da nhạy cảm sau khi tiêm filler.
  • Nếu chăm sóc cẩn thận mà vẫn nổi nhiều mụn, bạn đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra và có phương án khắc phục khác.
Tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn từ sâu trong từng lỗ chân lông.
Tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn từ sâu trong từng lỗ chân lông.

3. Tiêm filler sau bao lâu thì được nặn mụn?

Sau khoảng 2 tuần – 1 tháng tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của từng người, vùng da tiêm filler ổn định hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn hạn chế tác động mạnh vì có thể khiến filler nhanh tan, rút ngắn thời gian duy trì hiệu quả của phương pháp làm đẹp này.

Do đó, với những nốt mụn nhỏ, nặn dễ dàng thì bạn có thể tự giải quyết. Còn mụn viêm thì bạn không nên nặn mà chỉ cần dùng thuốc hoặc đến phòng khám để có phương án điều trị phù hợp hơn.

4. Lưu ý chăm sóc da mặt để tránh nổi mụn sau tiêm filler cằm

Để tránh tối đa nguy cơ nổi mụn tại vùng da này, bạn lưu ý những vấn đề sau:

  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi sạch và uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để làn da luôn khỏe mạnh.
  • Kiêng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và đồ ăn chế biến sẵn vì chúng làm da thâm sạm, dễ nổi mụn, cản trở quá trình tái tạo tế bào, khiến vết thương hậu phẫu mất nhiều thời gian để hồi phục.
  • Sau khi tiêm filler cằm khoảng 1 – 2 ngày, bạn không dùng các sản phẩm chăm sóc da với thành phần chứa AHA, BHA, Vitamin C hoặc Retinol để hạn chế tối đa tình trạng kích ứng.
  • Không trang điểm trong tuần đầu tiên vì sản phẩm make up có thể khiến da bí bách, kích ứng và nổi mụn.
  • Giảm thiểu tối đa các tác động lên cằm để cằm không bị tổn thương, nhiễm trùng, mưng mủ.
  • Giặt vỏ gối, ga giường, chăn màn thường xuyên vì đây là những nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn khiến da bạn nổi mụn.
Hạn chế trang điểm ngay sau khi tiêm filler cằm để da không bị bít tắc, nổi mụn.
Hạn chế trang điểm ngay sau khi tiêm filler cằm để da không bị bít tắc, nổi mụn.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin để giải đáp thắc mắc: “Tiêm filler cằm có nặn mụn được không?”. Chúc quý khách sở hữu làn da khỏe mạnh, sạch mụn, rạng rỡ và form dáng cằm cân đối, tự nhiên sau khi thực hiện thủ thuật trên. Nếu còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay với Khơ Thị để được hỗ trợ nhé! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 1900.6717
  • Website: https://vienthammykhothi.vn/
  • Địa chỉ:
    • CN1: 222 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM (028) 7308 6079 – 0909.633.133
    • CN2: 01K Đường số 10, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. HCM 0933.888.515
Rate this post